Lịch sử Giải_thưởng_Right_Livelihood

René Ngongo đứng bên người sáng lập giải thưởng Jakob von Uexküll trong buổi lễ trao giải năm 2009David Suzuki nhận bằng trong buổi lễ trao giải thưởng năm 2009

Trước khi lập giải này năm 1980, Jakob von Uexkull đã cố gắng thuyết phục Quỹ Nobel tham gia một giải thưởng mới được trao cùng với các giải Nobel. Tuy nhiên, do kết quả của cuộc thảo luận tiếp theo sau việc thành lập Giải thưởng của Ngân hàng Thụy Điển cho khoa học kinh tế để tưởng nhớ Nobel (trao lần đầu năm 1969), Quỹ Nobel đã quyết định không kết hợp giải Nobel với bất kỳ giải thưởng bổ sung nào, vì vậy đề nghị của Uexkull von đã bị từ chối.[6] Sau đó Uexküll đã bán bộ sưu tập tem thư của mình được 1 triệu US$, dùng làm vốn ban đầu để thành lập giải thưởng này, sau này nhiều người khác đã đóng góp thêm[7]

Giải này nói rằng, trong thế kỷ 21, "lợi ích lớn nhất cho nhân loại" có thể được tìm thấy trong các lĩnh vực khác nhau hơn là trong các ngành khoa học truyền thống hoặc trong các thể loại nghiêm ngặt: đại đa số những người đoạt giải làm việc cho các tổ chức nhân dân phi chính phủ ở nước họ. Quỹ này quan niệm giải thưởng của mình như là một bổ sung cho các giải Nobel.[8]

Từ năm 1980 tới năm 2010, quỹ này đã trao giải thưởng cho 141 cá nhân và tổ chức từ 59 quốc gia.[9] Mục đích của nó là vừa ặng các giải thưởng và vừa quảng cáo các công trình của những người đoạt giải về giải pháp địa phương cho những vấn đề cũng tồn tại trên khắp thế giới.[10]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Giải_thưởng_Right_Livelihood http://www.newsahead.com/PREVIEW/alternative_Nobel... http://query.nytimes.com/gst/fullpage.html?res=940... http://www.sustainabilitank.info/2009/10/13/the-al... http://www.dailynews.lk/2007/11/08/fea01.asp http://www.democracynow.org/2010/9/16/right_liveli... http://www.rightlivelihood.org/ http://www.rightlivelihood.org/2007_10_02.html http://www.rightlivelihood.org/award.html http://www.rightlivelihood.org/award.html?&no_cach... http://www.rightlivelihood.org/history.html